Dựa vào các nghiệp vụ hành chính để xây kho CSDL cho các ứng dụng cho hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức 1-2-3-4; Nền tảng để xây dựng Quản Lý Giáo Dục; Xây dựng các báo cáo, dự đoán về kinh tế, xã hội, ngân sách, an ninh, quốc phòng cho lãnh đạo; Hướng đến chính quyền điện tử 4.0, thành phố thông minh. Từ các yêu cầu trên Oracle đưa giải pháp xây dựng CSDL tập trung hướng đến xây dựng Chính quyền điện tử 4.0 với 3 giải pháp chính:

  1. Giải pháp xây dựng kiến trúc CSDL dùng chung.
  2. Giải pháp an toàn dữ liệu trong chính quyền điện tử.
  3. Giải pháp xây dựng trục tích hợp liên thông dữ liệu ESB
  4. Giải pháp Ứng dụng CSDL cho báo cáo và ra quyết định chỉ đạo điều hành.

I. Giải pháp xây dựng kiến trúc CSDL dùng chung.

1. Các thách thức hiện nay

1. Chưa kết nối liên thông giữa Sở, ban ngành với cấp quận/huyện/phường/xã.
2. Chưa có trục tích hợp liên thông (LGSP) nên phần mềm chưa kết nối liên thông với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu khác nhau trong hệ thống.
3. Các CSDL phát sinh từ các HTTT chuyên ngành như Giáo dục, Y tế, Đất đai, Thuế,… được lưu trữ phân tán, rải rác, rời rạc và thiếu liên kết giữa các ngành, các cấp.
4. Chưa có Kho dữ liệu dùng chung vì vậy các dịch vụ chia sẻ, liên kết thông tin còn rất hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu để phục vụ công tác chuyên ngành và ra quyết định
5. Chưa có công cụ thống kê, báo cáo chung hiệu quả phục vụ quản lý điều hành cho các cấp lãnh đạo.

2. Sự cần thiết của Kho dự liệu dùng chung

• Kho dữ liệu dùng chung (Data Warehouse) là nơi thu thập dữ liệu từ các CSDL chuyên ngành thuộc các Sở/Ban/Ngành về một nơi và tổ chức theo hướng mô hình dữ liệu dùng chung.
• Kho dữ liệu này cung cấp dữ liệu đầu vào cho tất cả các ứng dụng được phát triển trong cơ quan chính quyền tỉnh, thành phố phục vụ cho công tác quản lý nhà nước (QLNN), danh mục, tư liệu dùng chung…
• Đặc biệt là dữ liệu về người dân, doanh nghiệp và đất đai… sẽ được chia sẻ và cập nhật thường xuyên vào Kho dữ liệu dùng chung
• Với Kho dữ liệu dùng chung cũng là hệ thống báo cáo tâp trung phục vụ cho công tác quản lý điều hành và dự báo.
• Kho dữ liệu dùng chung cũng sẽ đóng vai trò mở đường cho sự hình thành và ứng dụng dữ liệu lớn (BigData).

3. Thiết kế hệ thống CSDL dùng chung

Kiến trúc hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung phải được xây dựng phù hợp và nằm trong kiến trúc hệ thống chính quyền điện tử của từng cấp tỉnh/thành phố, tuân thủ theo mô hình khung kiến trúc chính quyền điện tử nêu tại văn bản số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Mô hình khung kiến trúc chính quyền điện tử của Bộ TTTT

  • Người sử dụng: Là những người truy cập, sử dụng các dịch vụ Chỉnh phủ điện tử các cấp, bao gồm người dân, doanh nghiệp, cán bộ – công chức và các cấp lãnh đạo cơ quan chính quyền (dưới dạng các báo cáo tổng hợp có ứng dụng BI – Business Intelligent).
  • Kênh giao tiếp: Là môi trường giúp người sử dụng truy cập đến các hệ thống thông tin CPĐT của các cơ quan để thực hiện giao dịch. Một số kênh tiêu biểu như điện thoại, cổng/trang thông tin điện tử, qua kios hay giao tiếp trực tiếp.
  • Cổng thông tin điện tử/Dịch vụ công: Là đầu mối kết nối người sử dụng tới các ứng dụng, hệ thống thông tin (HTTT) của các Sở/Ban/Ngành của Tỉnh cũng như các địa phương Quận/Huyện. Cổng này một mặt kết nối với Kênh giao tiếp (qua giao diện web), mặt khác, lại kết nối với các cổng thông tin điện tử các Quận/Huyện và Sở/Ban/ Ngành; đồng thời đảm bảo khả năng kết nối với Cổng thông tin của Chính phủ. Trong hệ thống này cũng bao gồm 01 cổng nội bộ dành cho các cán bộ công chức của Tỉnh, trong đó môi trường làm việc có thể thực hiện hoàn toàn qua internet.
  • Ứng dụng/Dịch vụ: Là các phần mềm/DVC cung cấp cho người sử dụng
  • Lớp/trục tích hợp (ESB): Đóng vai trò cốt lõi, liên kết các ứng dụng lại với nhau
  • Lớp CSDL: Là các hệ thống thông tin hoặc CSDL nền tảng, phục vụ cho nhu cầu khai thác dữ liệu của lớp ứng dụng/dịch vụ thông qua trục tích hợp
  • Lớp Cơ sở hạ tầng thông tin: cung cấp hạ tầng CNTT bao gồm các hệ thống máy chủ, mạng, lưu trữ, sao lưu dự phòng, bảo mật an toàn thông tin,…làm nền tảng cho hệ thống vận hành.
  • Quản lý điều hành nguồn nhân lực: Bao gồm công tác chỉ đạo, quản lý, tổ chức, hướng dẫn, đào tạo, môi trường pháp lý, truyền thông, nhằm bảo đảm các điều kiện triển khai các hệ thống thông tin.
  • Tiêu chuẩn CNTT: Là các chuẩn kỹ thuật mà hệ thống bắt buộc tuân thủ nhằm đảm bảo ứng dụng được những công nghệ mới/hiệu quả nhất.
  • An toàn thông tin: Là thành phần xuyên suốt, là điều kiện bảo đảm triển khai các thành phần của hệ thống chính phủ điện tử. Đảm bảo ATTT bao gồm các nội dung chính như: bảo vệ an toàn thiết bị, an toàn mạng, an toàn hệ thống, an toàn ứng dụng CNTT, an toàn dữ liệu, quản lý và giám sát. Các nội dung này cần được triển khai đồng bộ tại các cấp, đáp ứng nhu cầu thực tế và xu thế phát triển công nghệ.

4. Mô hình tổng quan kho dữ liệu dùng chung

  • Người sử dụng: là người đăng nhập, sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung, bao gồm: các chuyên viên quản trị hệ thống, cán bộ nhập liệu, lãnh đạo các đơn vị và lãnh đạo UBND Tỉnh.
  • Ứng dụng: là các phần mềm dùng để quản lý các cơ sở dữ liệu, nhập dữ liệu, điều chỉnh dữ liệu, kiểm tra và giám sát sự truy cập vào các cơ sở dữ liệu.
  • Dịch vụ chia sẽ và tích hợp: là các dịch vụ nền tảng cho hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung. Nó bao gồm dịch vụ quản lý người dùng, dịch vụ giám sát truy cập cơ sở dữ liệu, dịch vụ chia sẽ dữ liệu dùng chung.
  • Cơ sở dữ liệu: Đây là thành phần chính của hệ thống, Dữ liệu được thu thập từ nhiều nguồn: nhập liệu thông qua các ứng dụng quản lý dữ liệu, nhập vào thông qua trục tích hợp,… sẽ được lưu trữ tại các hệ quản trị cơ sở dữ liệu.
  • Hạ tầng kỹ thuật kỹ thuật: cung cấp hạ tầng CNTT bao gồm các hệ thống máy chủ, mạng, lưu trữ, sao lưu dự phòng,…làm nền tảng cho hệ thống vận hành.
  • An ninh bảo mật: Là một hệ thống bao gồm các giải pháp về phần cứng, phầm mềm và các chính sách an toàn, an ninh thông tin.
  • Trục tích hợp (ESB – Enterprise Services Bus): Là một hệ thống dùng để tích hợp dữ liệu, tích hợp ứng dụng và tích hợp quy trình nghiệp vụ. Trục tích hợp đảm bảo việc trao đổi, chia sẽ dữ liệu của hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung với các hệ thống khác của Tỉnh.

Kho dữ liệu dùng chung Tỉnh sẽ được xây dựng với hệ thống CSDL dùng chung trong giai đoạn đầu:

  • CSDL công dân (người dân): do Công an tỉnh AAA quản lý và thu thập phục vụ cho CSDL quốc gia dân cư;
  • CSDL doanh nghiệp: do Sở KHĐT khai thác hệ thống đăng ký kinh doanh từ Bộ KHĐT nên dữ liệu DN của địa phương đang được Bộ KHĐT quản lý tập trung.
  • CSDL Cán bộ công chức viên chức: do Sở Nội vụ quản lý hiện nay tỉnh đã có hệ thống thông tin quản lý CBCCVC đang vận hành;
  • CSDL TTHC.
  • CSDL Danh mục dùng chung.

Hướng về dài hạn, Kho dữ liệu dùng chung Tỉnh sẽ được mở rộng và bao gồm nhiều lĩnh vực khác theo Kiến trúc dữ liệu dùng chung và dữ liệu mở mục tiêu như mô hình sau đây:

Kiến trúc dữ liệu dùng chung và dữ liệu mở

Đây là tiền đề để xây dựng chiến lược phân tích dữ liệu lớn cho toàn tỉnh trong các giai đoạn tiếp theo.

II. Giải pháp an toàn dữ liệu trong chính quyền điện tử.

1. Dữ liệu là tài sản quan trọng nhất

• Đánh cắp dữ liệu đang bùng nổ trên toàn cầu
– Cơ sở dữ liệu vẫn là mục tiêu tấn công chính
• Tăng trưởng dữ liệu nhanh, các quy định ngày càng chặt chẽ.
– Trên khắp các nghành và lãnh thổ
– Luật pháp nhằm bảo vệ dữ liệu và quyền riêng tư.
• Chiến lược an toàn dữ liệu
– Chống lại nhiều mối đe dọa
– Củng cố kiểm soát bảo mật
– Có chiến lược bảo mật CSDL cho cả trên on-premise và trên cloud

2. Thống kê mục tiêu tấn công và đầu tư cho an ninh bảo mật hiện nay trên toàn cầu

3. Các nền tảng công nghệ cho chính phủ điện tử

4. Các nguy nơ tiềm ẩn xảy ra cho dữ liệu

5. Các nguy nơ tiềm ẩn xảy ra cho dữ liệu

6. Các Giải Pháp Bảo Mật CSDL Oracle

 

III. Giải pháp xây dựng trục tích hợp liên thông dữ liệu ESB

1. Các mô hình liên thông nghiệp vụ

a. Liên thông văn bản điều hành

Đây là mô hình liên thông trao đổi thông điệp chính và phổ biến giữa các cơ quan để thực hiện trao đổi thông tin và chỉ đạo điều hành.  Mô hình liên thông trong nghiệp vụ xử lý văn bản, điều hành của tỉnh được thực hiện theo Quyết định 28/2018/QĐ-TTg về việc gửi nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước”.

Mô hình liên thông văn bản được thực hiện dựa trên hệ thống liên thông văn bản điện tử 4 cấp chính quyền do Văn phòng chính phủ chủ trì triển khai, đây là hệ thống kết nối, liên thông thông suốt từ Văn phòng Chính phủ đến các Bộ, ngành, Tỉnh/Thành phố, và các cấp hành chính trong nội bộ của các Bộ ngành, địa phương như các Sở/ban/ngành, Quận/huyện, Phường/xã/thị trấn.

Thông qua hệ thống liên thông này mà văn bản điện tử, văn bản chỉ đạo điều hành được vận chuyển liên tục, tự động từ Chính phủ, cơ quan hành chính cấp Bộ/ngang Bộ (cấp 1) đến 3 cấp hành chính tại các địa phương tạo thành hệ thống Quản lý văn bản, điều hành thống nhất 4 cấp trên phạm vi toàn quốc.

Quy trình liên thông văn bản điều hành được mô tả như sau:

  • Gửi văn bản điện tử:
  • Văn bản điện tử sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt, ký ban hành, ký số theo quy định của pháp luật và gửi đến Bên nhận thông qua các hệ thống quản lý văn bản và điều hành được kết nối, liên thông với nhau.
  • Bên gửi có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi, bảo đảm văn bản điện tử được gửi đến đúng Bên nhận. Trường hợp thu hồi văn bản điện tử, Bên gửi phải thông báo trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành cho Bên nhận biết để xử lý văn bản điện tử được thu hồi.
  • Nhận văn bản điện tử:
  • Trước khi tiếp nhận, Bên nhận phải kiểm tra tính đầy đủ, toàn vẹn, tính xác thực của văn bản điện tử và tiến hành tiếp nhận trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành.
  • Trường hợp không bảo đảm các nguyên tắc, yêu cầu về gửi, nhận văn bản điện tử, Bên nhận phải kịp thời phản hồi thông qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành để Bên gửi biết, xử lý theo quy định.
  • Sau khi tiếp nhận, Bên nhận xử lý và phản hồi trạng thái xử lý văn bản điện tử trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành.
  • Trường hợp nhận được thông báo thu hồi văn bản điện tử, Bên nhận có trách nhiệm hủy bỏ văn bản điện tử được thu hồi đó trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành, đồng thời thông báo việc đã xử lý văn bản điện tử được thu hồi thông qua hệ thống quản lý văn bản và điều hành để Bên gửi biết.
  • Nội dung và yêu cầu thông tin của văn bản điện tử:
  • Nội dung thông tin của văn bản điện tử được gửi, nhận trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành của các bộ, ngành, địa phương bao gồm nội dung của văn bản điện tử đó và toàn bộ nội dung hồ sơ, tài liệu được gửi kèm theo.
  • Hệ thống quản lý văn bản và điều hành phải thể hiện các thông tin sau đây của văn bản điện tử:

+ Mã định danh của cơ quan, tổ chức:

* Mỗi đơn vị có thẩm quyền phát hành văn bản (có con dấu) có một mã định danh khi tham gia gửi, nhận văn bản điện tử trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành.

* Danh  sách  mã  định  danh  được  thực  hiện  theo  quy  định  tại  Thông  tư 10/2016/TT-BTTTT ngày 01 tháng 4 năm 2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về cấu trúc mã định danh và định dạng dữ liệu gói tin phục vụ kết nối các hệ thống quản lý văn bản và điều hành”

+ Mã định danh văn bản: Cấu trúc Mã định danh văn bản gồm: Mã định danh của cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật; Năm ban hành văn bản, số thứ tự văn bản được ban hành trong năm;

+ Số và kí hiệu văn bản;

+ Ngày, tháng, năm văn bản;

+ Loại văn bản;

+ Trích yếu nội dung văn bản;

+ Hồ sơ, tài liệu gửi kèm;

+ Trạng thái xử lý (đã đến, đã tiếp nhận, đã chuyển xử lý, đang xử lý, đã hoàn thành, từ chối nhận (trả lại), thu hồi, xóa…);

+ Chức vụ, họ tên người ký;

+ Mức độ khẩn (khẩn/thượng khẩn/hỏa tốc);

+ Bên gửi;

+ Bên nhận;

+ Thời gian gửi, nhận;

+ Thời hạn xử lý;

+ Lịch sử gửi, nhận văn bản;

+ Thông tin khác (nếu có);

b. Liên thông quy trình trong xử lý TTHC

Nội dung quy trình liên thông trong thủ tục hành chính theo mô hình liên thông thực hiện theo cơ chế Một cửa, Một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo Nghị định 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ.

Tổ chức hệ thống và bộ phận Một cửa:

Cơ chế Một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính là phương thức phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả giải quyết một thủ tục hành chính hoặc một nhóm thủ tục hành chính có liên quan với nhau, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân thông qua bộ phận Một cửa.

Bộ phận Một cửa là tên gọi chung của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính hoặc Trung tâm dịch vụ hành chính công thành phố, thực hiện nhiệm vụ hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết hoặc chuyển hồ sơ giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính, theo dõi, giám sát, đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân.

Cổng dịch vụ công quốc gia là cổng tích hợp thông tin về dịch vụ công trực tuyến, về tình hình giải quyết, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở kết nối, truy xuất dữ liệu từ các hệ thống thông tin Một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh, thành phố và các giải pháp hỗ trợ nghiệp vụ, kỹ thuật do Văn phòng Chính phủ thống nhất xây dựng, quản lý.

Cổng dịch vụ công thành phố là cổng tích hợp thông tin về dịch vụ công trực tuyến, về tình hình giải quyết, kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên cơ sở tích hợp và chia sẻ dữ liệu với hệ thống thông tin Một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.

Hệ thống thông tin Một cửa điện tử cấp thành phố là hệ thống thông tin nội bộ có chức năng hỗ trợ việc tiếp nhận, giải quyết, theo dõi tình hình tiếp nhận, giải quyết, kết quả giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan, đơn vị trực thuộc; kết nối, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với hệ thống Quản lý văn bản để xử lý hồ sơ trên môi trường mạng; kết nối, tích hợp với Cổng dịch vụ công quốc gia và Cổng dịch vụ công thành phố để đăng tải công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính và cung cấp các dịch vụ công trực tuyến.

Đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính là nhận xét, kết luận của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về chất lượng và tiến độ thực hiện việc hướng dẫn, tiếp nhận, giải quyết, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của bộ phận Một cửa, cán bộ công chức, viên chức thực hiện và cơ quan giải quyết thủ tục hành chính.

c. Liên thông với Cổng dịch vụ công Tỉnh và Cổng dịch vụ công quốc gia

Liên thông với các cơ quan khác qua hệ thống Quản lý văn bản. Trường hợp có CSDL dùng chung và chia sẻ thì sẽ trực tiếp kết nối vào kho dữ liệu mà không thông qua liên thông bằng đường trao đổi văn bản điện tử.

Nghiệp vụ chuyên ngành liên thông trực tiếp với các nghiệp vụ giao dịch với người dân, nghiệp vụ quản lý nội bộ và nghiệp vụ chính sách, quyết định.

Nghiệp vụ chuyên ngành gồm 3 thành phần nghiệp vụ chính:

  • Thành phần Ra quyết định;
  • Thành phần Thông tin;
  • Thành phần Tác nghiệp.

Trong đó:

  • Thành phần ra quyết định cung cấp thông tin đầu vào cho thành phần Thông tin
  • Thành phần tác nghiệp cung cấp thông tin kiểm tra cho thành phần Thông tin;
  • Thành phần Thông tin giữ vai trò trung tâm của hệ thống. Thành phần Thông tin cung cấp thông tin báo cáo cho nghiệp vụ Ra quyết định và thông tin điều hành, tham chiếu cho nghiệp vụ chuyên ngành.

Quy trình liên thông:

Mỗi đơn vị trong một HTTT chuyên ngành tương ứng với một quy trình nghiệp vụ cụ thể. Các đơn vị tham gia nghiệp vụ với nhau cùng sử dụng CSDL của HTTT chuyên ngành được phân cấp quản lý, khai thác và cập nhật theo phân quyền. Đây là các thông tin thuộc các HTTT nằm trong các lĩnh vực: Người dân – An toàn đô thị, Kinh tế, Văn hóa – Xã hội, Quản lý đô thị;

Có thể liên thông thông tin từ các HTTT chuyên ngành khác. Trường hợp này đòi hỏi có thành phần thông tin trung gian với vai trò liên kết, tạo lập thành hạ tầng dữ liệu phục vụ cho việc triển khai CSDL dùng chung của Tỉnh.

Mô tả các thành phần cơ bản của trục kết nối

Hệ thống tích hợp dịch vụ trên LGSP tỉnh AAA nhằm đáp ứng yêu cầu liên thông nghiệp vụ giải quyết TTHC hoặc các công việc khác giữa các cơ quan nhà nước. Phần mềm tích hợp Enterprise Service Bus (ESB) thực hiện các chức năng tích hợp sau:

  • Tích hợp quy trình nghiệp vụ. Công dân, doanh nghiệp chọn dịch vụ tại cơ quan A, sau khi cơ quan A xử lý xong, kết quả đầu ra được chuyển thẳng đến cơ quan B thông qua trục kết nối LGSP. Có thể tiếp tục chuyển tiếp đến cơ quan C…cho đến khi hoàn thành trả kết quả cho người dân.
  • Tích hợp về mặt dữ liệu (đối với các dữ liệu được quyền truy cập): cơ quan A cần dữ liệu của cơ quan B, C để giảm thành phần hồ sơ cho công dân, doanh nghiệp hoặc cần thông tin hỗ trợ ra quyết định. HTTT tại cơ quan A sẽ kết nối đến trục LGSP để truy xuất thông tin dữ liệu.
  • Các quy trình liên thông, tích hợp cần được mô tả và quản lý trên trục LGSP (Mô tả bằng BPM Business Process Management)
  • Các quyền truy vấn dữ liệu được quản lý trên trục LGSP thông qua Hệ thống đăng ký dịch vụ và các hệ thống khác.

IV. Giải pháp Ứng dụng CSDL cho báo cáo và ra quyết định chỉ đạo điều hành

Khi đã thực hiện kết nối trục liên thông và làm giàu cho kho dữ liệu tập trung, ta sẽ sử dụng nguồn dữ liệu này cho các việc lập báo cáo theo yêu cầu, giúp lãnh đạo đưa ra các quyết định nhanh chóng chính xác và kịp thời. Ví dụ:

  • Báo cáo số liệu tập trung về tình hình kinh tế xã hội của Thành Phố theo từng thời điểm, từng địa điểm, từng con người:
  • Thống kê dân số, dân tộc, trình độ.
  • Thống kê nghĩa vụ quân sự.
  • Thống kê công chức.
  • Thống kê Doanh Nghiệp.
  • Xây dựng các báo cáo, dự đoán về kinh tế, xã hội, ngân sách, an ninh, quốc phòng cho lãnh đạo.
  • Căn cứ vào các nghiệp vụ hành chính để xây kho CSDL cho các ứng dụng cho hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức 1-2-3-4.
  • Nền tảng để xây dựng Quản Lý Giáo Dục, Y Tế.
  • Hướng đến chính quyền điện tử, thành phố thông minh.

Một số hình ảnh minh học cho việc Báo cáo và ra quyết định chỉ đạo điều hành:

 

Hãy liên lạc với chúng tôi theo thông tin sau:
 
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ TIN HỌC ĐỒNG LỢI (DL IT INVESTMENT CORPORATION)
Địa chỉ: 152/32 Thành Thái - Phường 12 - Quận 10 - TP.HCM
Điện thoại: (028) 62650735 - Fax: (028) 62650734

Head Office - Hồ Chí Minh

*Giám Đốc Dự Án:
- Mr.Nguyễn Quốc Khánh
- Điện thoại: 0903.877.937
*Giám Đốc Kinh Doanh:
- Mr.Đỗ Hoàng Qúy
- Điện thoại: 0983.342.000
*Sales Manager:
- Mr.Trương Nguyên Quí
- Điện thoại: 0908.744.108
*Sales Manager:
- Mr.Phạm Công Vinh
- Điện thoại: 0908.789.526
*Giám Đốc Kỹ Thuật:
- Mr.Võ Quốc Đạo
- Điện thoại: 0973.791.132

Văn phòng Hà Nội

*Phó Giám Đốc - Giám Đốc Kỹ Thuật:
- Mr.Võ Quốc Đạo
- Điện thoại: 0973.791.132